Sự khác biệt giữa ổ đĩa SSD và ổ đĩa HDD

Ổ Cứng Laptop HDD và  ổ Cứng  Laptop SSD là gì

Để so sánh giữa hai loại ổ cứng này, người dùng cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động và cấu tạo của chúng, như thành phần là ra, sử dụng công nghệ ghi đọc nào. HDD là viết tắt của Hard Dick Drive, là ổ đĩa cứng truyền thống, sử dụng cách thức lưu trữ dữ liệu bề mặt các phiến đá tròn bằng chất liệu nhôm, thủy tinh hoặc hốm sứ được phủ một lớp từ tính. Các đĩa này sẽ được quay tròn tại động cơ trung tâm và một đầu để đọc, ghi dữ liệu lên đó.

Sự khác biệt giữa ổ cứng SSD và ổ đĩa HDD


Trong khi đó, ổ SSD, viết tắt của Solid State Drive, là loại ổ cứng thể rắn cũng có chức năng lưu trữ dữ liệu như HDD, tuy nhiên ổ cứng sử dụng các thẻ nhớ Nonvolatile thay vì phủ từ tính. Loại chip flash này giúp cho việc truy xuất dữ liệu gần như ngay lập tức, không cần các bộ phận nào trên hệ thống phải quay, do đó tốn ít năng lượng và có độ bền cao.
Có thể thấy cả hai ổ cứng này đều là loại Nonvolatile, giống với ổ nhớ trên SSD nhưng cấu trúc của hai loại lại hoàn toàn khác nhau. Chúng được chia thành rãnh từ (track), cung từ (Sector) và liên cung (Cluster).

Ưu nhược điểm của ổ SSD và HDD

Dung lượng của hai loại ổ cứng

Hiện nay, ổ cứng HDD là ổ cứng có dung lượng cao nhất, cham mức 4TB, tuy nhiên để đạt được dung lượng như trên sẽ rất tốn kém và cũng khó tìm vì ít nhà sản xuất thương mại hóa chúng. Hơn nữa ổ cứng 4TB quá lớn, bán ẽ khó lòng dùng hết dung lượng lưu trữ lớn tới vậy, Lý tưởng hơn cả là ổ HDD có dung lượng từ 500GB đến 1TB, đây được coi là dung lượng cần thiết của ổ đĩa. Trong khi đó với ổ SSD là 128GB.

Tốc độ truy xuất

Tốc độ truy xuất là một trong vấn đề bạn cần quan tâm tới một ổ cúng. Với ổ cứng SSD, một máy tính có thể khởi động trong vài giây, thậm chí cả những chiếc máy tính có mức giá tầm trung bạn cũng sẽ chỉ mất dưới một phút để mở máy. Với ổ cứng HDD lại khác, bạn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để ổ cứng đạt tới vòng quay cực đại, không những thể việc chạy ứng dụng và truy suất dữ liệu cũng cho thấy sự vượt trội giữa SSD và HDD.

Hiện tượng phân mảnh ổ cứng

Với ổ HDD, đối với những file liền mạch, đầu đọc cũng sẽ chuyển động liền mạch để để truy suất dữ liệu, tuy nhiên với các tập tin lớn và nằm rải rác ở các vị trí khác nhau thì quá trình đọc trở lên lâu hơn rất nhiều, do ổ phải kết nối chúng và hiển thị cho người dùng. Trong khi đó, ổ SSD sử dụng các chip flash để lưu trữ dữ liệu nên nó không bị ảnh hưởng lên vị trí lưu trữ.

Độ bền của ổ cứng

Ổ SSD không có các bộ phận chuyển động, do vậy sẽ đảm bảo dữ liệu của bạn được an toàn hơn, kể cả khi máy bị rung hay và chạm. Trong khi đó, ổ HDD sử dụng các đĩa từ quay tròn và đầu đọc phải di chuyển qua lại, Nếu đầu đọc đang lướt lên bề mặt đĩa với tốc độ nhanh mà thiết bị của bạn bị rơi sẽ có nguy cơ làm chết ổ cứng hay làm hỏng hệ thống.

Độ thông dụng
Hiện nay, hầu hết những chiếc máy tính từ Western Digital, Toshiba, Seagate và Samsung bạn sẽ thấy nhiều ổ cứng HDD hơn là ổ cứng SSD. Đối với dòng máy Mac, ổ cứng HDD vẫn được dùng nhiều hơn, những chiếc máy tính dùng ổ SSD hiện nay khá hiếm, một phần vì các nhà sản xuất đang nghĩ cách giảm chi phí cho sản phẩm của mình.

Tiếng ồn

Ngay cả một ổ HDD chạy êm nhất hiện nay cũng sẽ phát ra tiếng động do ổ đĩa quay hoặc do đầu đọc di chuyển với tốc độ cao. Những ổ cứng tốc độ cao sẽ gây ra tiếng động hơn ở tốc độ chậm. Trong khi đó, ổ cứng SSD gần như không gây ra tiếng ổn nào.

Có thể thấy, ổ cứng HDD được đánh giá cao hơn ở giá cả, dung lượng bộ nhớ và tính phổ thông. Trong khi đó, ổ SSD tỏ ra nhỉnh hơn hẳn về tốc độ, độ bền, hình thức gọn nhẹ và không gây tiếng ồn khi hoạt động, ổ SSD là sự lựa chọn hoàn hảo cho những fan công nghệ hiện nay.
Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng máy tính mà gặp phải lỗi với ổ cứng thì hãy tham khảo thêm bài viết Khắc phục lỗi ổ cứng máy tính thường gặp để được hướng dẫn khắc phục nhé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top